Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Tháng 04 : 721
Năm 2024 : 3.323
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học tập chuyên đề phòng chống bạo lực học đường

Hoạt độnghọc tập chuyên đề “Phòng, chống bạo lực học đường" .

Xã hội phát triển, mọi người bộn bề với công việc để mưu sinh. Dường như, người lớn trong các gia đình dành không nhiều thời gian để giáo dục con trẻ. Giáo dục có vẻ được mặc định là công việc của nhà trường. Trẻ em ít được quan tâm hơn về mặt tâm lí, tình cảm bởi lẽ chúng được gia đình trang bị đầy đủ hơn về điều kiện ăn, học. Hiện trạng bạo lực học đường vì thế mà có dấu hiệugia tăng, trở thành mối lo lắng của xã hội. Đối tượng của những vụ bạo lực học đường bao gồm cả học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở. Các em học sinh nam thường hiếu động, ham chơi nên dễ dẫn đến mâu thuẫn, xô xát. Sau đó, các em tụ tập, kết nhóm và đánh nhau. Vấn nạn này là điểm “nóng” của lứa tuổi 13 – 16.Hiện giờ, bạo lực học đường không những là các vụ hiểu lầm, xô xát của các em học sinh nam với nhau mà xảy ra cả đối tượng học sinh nữ với tính chất phức tạp và nhiêm trọng hơn rất nhiều . Bạo lực học đường để lại những hậu quả xấu về tâm sinh lý học sinh, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh nói riêng và giáo dục nhà trường nói chung.

Ngày 19 tháng 10 năm 2019, trường THCS Tân Tiến kết hợp với công ty Javiko đã tổ chức buổi học tập “ phòng , chống bạo lực học đường ” . Thạc sĩ Phụng được công ty Javiko mời về triển khai chuyên đề với thầy và trò trường THCS Tân Tiến.

 

Sau màn khởi động “Nhảy cùng Bibi”,Thạc sĩ Phụng đặt câu hỏi:

- Ai đã là người từng bị bạn khác bắt nạt?

- Chuyện xảy ra lâu chưa?… Khi đó em cảm thấy như thế nào?..

Một cánh tay nhỏ dơ tên. Bạn Nguyễn Ánh D chia sẻ câu chuyện của chính mình…

Thạc sĩ Phụng bày tỏ sự đồng cảm với Ánh D, động viên bạn và đặt thêm câu hỏi:

Ai là người có nguy cơ dễ bị bắt nạt học đường?

Hậu quả của bạo lực học đường là gì ?

Rất nhiều cánh tay giơ lên:

*Những người có nguy cơ dễ bị bắt nạt học đườnglà

- Bạn nam thường là nạn nhân bị bắt nạt nhiều hơn bạn nữ.

- Bạn có thể chất yếu đuối .

- Bạn nào có ít bạn bè, rụt rè, ít giao tiếp.

- Bạn có đặc điểm gì đó nổi trội hoặc khác so với các bạn khác .

*Hậu quả của bạo lực học đường là

-Ảnh hưởng đến người bị hại.

-Ảnh hưởng đến gia đình.

-Ảnh hưởng đến tương lai của người gây ra bạo lực học đường.

-Ảnh hưởng đến nhà trường.

-Ảnh hưởng đến xã hội.

Cảm ơn tất cả các em vì đã nêu ý kiến. Như vậy tất cả các bạn đều có thể có nguy cơ bị bắt nạt học đường. Chính vì vậy chúng ta phải tìm ra cách ứng xử phù hợp và giải pháp để phòng, tránh bạo lực học đường. Khi các em bị bắt nạt các em thường làm gì?

Thạc sĩ Phụng đưa ra các cách ứng phó khi bị bắt nạt học đường:

  • Hãy dùng chiến thuật: MAKENO.
  • Nói bạn không thích điều đó. Hãy dùng lời lẽ lịch sự nhưngthể hiện thái độ nghiêm túc yêu cầu không trêu ghẹo.
  • Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ảnh đến giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ…Tránh xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
  • Thạc sĩ Phụng hướng dẫn một số kĩ năng tự vệ khi bị bắt nạt học đường:

  • Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực.
  • Xử lý tình huống khi bị đánh đập.
  • Buổi học tập diễn ra chưa đầy 90 phút nhưng đã trang bị thêm cho học sinh được nhiều kiến thức, kĩ năng sống bổ ích. Các em nhận biết được những người dễ có nguy cơ bị bạo lực học đường; nắm được hậu quả của bạo lực học đường; có kỹ năng ứng phó với các tình huống bị bạo lực học đường. Qua đó, các em có ý thức tu dưỡng nhân cách, rèn luyện bản thân; nói không với bạo lực học đường và không thờ ơ, im lặng trước tình huống bạo lực học đường

Tác giả: Tiêu đề website
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới
Thư viện ảnh